Truy cập

Hôm nay:
1
Hôm qua:
0
Tuần này:
1
Tháng này:
0
Tất cả:
60884
Tổng quan xã Tén Tằn

 

ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN, TÀI NGUYÊN VÀ NHÂN LỰC

I. Đặc điểm tự nhiên:

         1. Vị trí địa lý

Tén Tằn là xã thuộc vùng cao, vùng sâu biên giới của huyện Mường Lát, cách thị trấn Mường Lát 12 km về phía Tây và cách trung tâm thành phố Thanh Hoá 250 km,

Có ranh giới tiếp giáp nh­ư sau:

Phía Nam giáp xã Pù Nhi;

Phía Tây giáp nước CHDCND Lào;

Phía Đông giáp xã Tam Chung và Thị trấn Mường Lát;

Phía Bắc giáp nước CHDCND Lào và xã Tam Chung.

2.  Địa hình, địa chất

Đặc thù địa hình của xã Tén Tằn là núi cao, liên kết với nhau tạo thành những dãy núi liên hoàn, với các độ cao khác nhau tạo nên địa hình rất đa dạng và phức tạp. Độ cao trung bình từ  650-700 m, độ dốc lớn, trung bình từ 25o đến 35o, có nơi >35o.

Có hình lòng chảo nghiêng theo hướng Đông – Tây.

Về thuận lợi: Trung tâm của xã có tỉnh lộ 520 chạy qua, giáp vớí xã quang chiễu  và thị trấn Mường Lát. bên cạnh dó có cửa khẩu việt lào (cửa khẩu Tén Tằn) là nơi giao thương giữa hai nước Việt Lào  Với lợi thế về mặt vị trí địa lý là điều kiện cho Tén Tằn phát triển kinh tế tổng hợp, là tụ điểm giao lưu hàng hoá với các vùng miền trong và ngoài tỉnh

Về khó khăn: Địa hình phức tạp sản xuất nông nghiệp chủ yếu trên vùng đất dốc, vùng nằm trong vùng chịu ảnh hưởng của bảo và gió tây nam khô hanh,  ảnh hưởng rất nhiều cho việc đầu tư cơ sở hạ tầng và chuyển giao các tiến bộ khoa học kỹ thuật cũng như việc triển khai chính sách của Đảng và Nhà nước vào cuộc sống.

         3. Khí hậu thời tiết

Tén Tằn nằm tiểu vùng I vùng núi Tây Bắc của tỉnh Thanh Hoá, nên khí hậu thời tiết cũng mang đặc thù riêng, theo tài liệu khí tượng thuỷ văn của trạm khí tượng thuỷ văn Thanh Hoá, khí hậu thời tiết vùng biểu hiện như sau:

- Nhiệt độ không khí:

+ Nhiệt độ bình quân năm 230 C , nhiệt độ cao tuyệt đối 390 C, nhiệt độ thấp tuyệt đối 50 C , biên độ chênh lệch ngày đêm 7 - 100 C

Lượng mưa:       

Thường thấp so với trung bình toàn tỉnh. lượng mưa trung bình năm 1.266 mm, lượng mưa cao nhất 1.969 mm, lượng mưa thấp nhất 1.014 mm.

- Ẩm độ không khí:

+ Ẩm độ bình quân năm 84%, ẩm độ cao tuyệt đối 90%, ẩm độ thấp tuyệt đối 40%

- Chế độ gió: vùng chịu ảnh hưởng của hai loại gió chính là gió mùa Đông Bắc và gió phơn Tây Nam. Gió mùa Đông Bắc thường xuất hiện vào mùa đông, bình quân mỗi năm có khoảng 30 đợt gió mùa Đông Bắc mang theo không khí lạnh, khô làm nhiệt độ giảm xuống từ 5 - 100C so với nhiệt độ trung bình năm. Gió phơn Tây Nam là một loại hình thời tiết đặc trưng cho mùa hè của vùng Bắc Trung Bộ. Gió này thường xuất hiện vào đầu mùa hè. Gió phơn Tây Nam gây ra khí hậu khô, nóng và hạn, ảnh hưởng lớn đến sản xuất và đời sống của nhân dân.

Với thời tiết nóng ẩm mưa nhiều, có mùa đông lạnh, đủ ánh sáng, tốc độ gió vừa phải, ít chịu ảnh hưởng của gió bão... vùng khí hậu núi cao khá thuận lợi cho việc phát triển trồng cây công nghiệp dài ngày: các loại cây ăn quả và phát triển lâm nghiệp, đặc biệt là trồng luồng. Tuy nhiên vùng cũng chịu một số thiên tai như lốc xoáy, lũ cuốn, nắng hạn kéo dài vào mùa hè và rét đậm vào mùa đông.

Nhìn chung khí hậu thời tiết phù hợp với điều kiện sinh trưởng và phát triển của cây trồng và con gia súc. Song cần lưu ý Tén Tằnthuộc vùng núi cao, nên chịu ảnh hưởng các yếu tố khí hậu khắc nghiệt, đặc biệt là hạn hán, bão lụt, gió nóng, mùa mưa thường có lũ quét, lủ ống và gió xoáy cần có giải pháp tích cực phòng ngừa hiện tượng thiên tai này.

     4. Thuỷ văn và nước

a) Nguồn nước mặt

Trong xã có sông Mã chảy quavà nhiều con suối nhỏ và hợp thủy như suối Sim, Suối Bo, Suối Hỵa, Nghẹn…. Nguồn tài nguyên thiên nhiên về nước đã được khai thác sử dụng phục vụ sản xuất nông nghiệp và đời sống dân sinh bằng việc xây dựng các hồ đập chứa nước. Đến nay đã  đưa vào khai thác sử dụng 5 hồ đập nước nhỏ ở các con suối và hợp thủy lấy nước tưới cho cây lúa nước và giữ ẩm cho đất.

b) Nguồn nước ngầm:  

Hiện chưa có tài liệu đánh giá cụ thể về nguồn nước ngầm ở Tén Tằn. Qua thăm dò khảo sát thực tế và đặc điểm địa hình cho thấy có rất nhiều mạch nước ngầm xuất lộ ở các chân núi, hiện tại đây là nguồn nước nhân dân đang sử dụng phục vụ sinh hoạt và sản xuất.

    II. Tài nguyên

      1. Đất đai

Theo kết quả số liệu thống kê đất năm 2010 của huyện Mường Lát, Tén Tằn có tổng diện tích tự nhiên là 12059.37 ha

* Nhóm đất nông nghiệp: Có diện tích là 8667.11 ha chiếm 71,87% so với  tổng diện tích tự nhiên

+ Đất sản xuất nông nghiệp: Diện tích đất sản xuất nông nghiệp toàn xã là 337.82 ha chiếm 3,9% tổng diện tích đất nông nghiệp.

- Đất trồng cây hàng năm 273.58 ha (Trong đó đất trồng lúa: 210.83 ha đất cây hàng năm khác 56.75ha). Đất cỏ dùng vào chăn nuôi 6,0 ha

Đất trồng cây lâu năm: 64.24 ha

+ Đất lâm nghiệp: Tổng diện tích 8320.37 ha chiếm 96,0% tổng diện tích đất nông nghiệp (Trong đó rừng sản xuất 4134.16 ha ). Đất rừng phòng hộ là 4186.21 ha.

          + Đất nuôi trồng thuỷ sản: 8.92 ha chiếm 0.1% tổng diện tích đất nông nghiệp.

* Nhóm đất phi nông nghiệp: Diện tích 207.6.ha chiếm 1,72% tổng diện tích tự nhiên.

+ Đất ở: diện tích đất ở là 43.12 ha chiếm 20,77% tổng diện đất phi nông nghiệp (Đất ở nông thôn  43,12 ha)

+ Đất chuyên dùng diện tích 51,15 ha

          + Đất nghĩa trang, nghĩa địa 8,04 ha.

          + Đất sông suối và mặt nước chuyên dùng 105.29 ha

* Đất chưa sử dụng:  Diện tích 3184.66 ha chiếm 26,41% tổng diện tích tự nhiên. Trong đó: Đất bằng chưa sử dụng: 27.47 ha. Đất đồi núi chưa sử dụng 3114.84 ha. Núi đá không có rừng cây 42.35 ha.

Nhìn chung hầu hết diện tích đất đã được khai thác sử dụng vào sản xuất nông, lâm nghiệp và các mục đích khác. Tuy nhiên, việc sử dụng đất nông nghiệp còn nhiều mặt hạn chế, chưa thể hiện hết được đất nào cây đó từ đó dẫn tới hiệu quả kinh tế đất chưa cao. Thời gian tới cần chuyển đổi cơ cấu cây trồng kết hợp với đầu tư chiều sâu để nâng cao hệ số sử dụng đất.

2. Rừng:  Diện tích đất lâm nghiệp trên địa bàn xã Tén Tằn chiếm diện tích rất lớn là 8320,37 ha, chiếm 68,9% diện tích đất tự nhiên và chiếm 96,3% diện tích đất nông nghiệp và được phân ra 2 loại rừng. Trong đó diện tích rừng sản xuất là 4134,16 ha chiếm 49,69% tổng diện tích đất lâm nghiệp, rừng phòng hộ 4186,21ha chiếm 50,31% tổng diện tích đất lâm nghiệp.   trong đó; rừng nhà nước quản lý .....rừng hợp tác xã quản lý........ rừng hộ gia đìng quản lý.....

         Đánh giá lợi thế phát triển dựa trên tiềm năng, thế mạnh về tài nguyên của xã. Điều kiện tự nhiên của xã cơ bản thuận lợi cho việc đẩy mạnh phát triển sản xuất nông, lâm nghiệp tập trung theo hướng sản xuất hàng hoá. Vị trí địa lý thuận lợi nằm trên tuyến giao thông huyết mạch của huyện nối nhiều vùng thuận lợi tạo điều kiện cho phát triển giao lưu thương mại, trao đổi hàng hoá, văn hoá trong và ngoài vùng có cửa khẩu quốc gia với nước bạn Lào. Đây cũng là động lực cho việc phát triển sản xuất, thúc đẩy sản xuất nông nghiệp theo hình thức nông sản hàng hóa; có điều kiện để chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng sản xuất phi nông nghiệp, tăng cơ cấu kinh tế thương mại, dịch vụ. xã thuộc vùng cao biên giới được Nhà nước quan tâm với nhiều chính sách phát triển kinh tế - xã hội sẽ là điều kiện thuận lợi để phát triển kinh tế

     III. Nhân lực:

 - Tình hình dân số, lao động việc làm

Theo số liệu thống kê 2012, dân số xã Tén Tằn là 3818 người tương ứng với  863  hộ gia đình .Trong đó, nam là 1.906 người chiếm 50,1%, nữ là 1.899 người chiếm 49,9%, có 3 dân tộc anh em sinh sống gồm: Dân tộc kinh 131 người, thái 3053 người, khơ mú 634 người;

         Tổng số lao động trong tuổi đang làm việc năm 2012 là 2395 người (chiếm 62,7%) dân số

Trong đó:

+ Lao động nông lâm nghiệp, thuỷ sản 2183 người chiếm 91,1% tổng số lao động

+ Lao động phi nông nghiệp là  212 người chiếm 8,9% tổng số lao động

.* Đặc điểm dân cư

Dân cư phân bố không đồng đều theo đơn vị hành chính mà chủ yếu sống dọc theo các con sông, suối và các con đường chính. Mật độ dân cư thưa 51 người/km2, phân bố ở 7 bản.

* Chất lượng nguồn lao động

Nguồn lao động tương đối dồi dào, tuy nhiên chất lượng và năng suất lao động còn thấp, lao động phổ thông đơn thuần còn chiếm đại bộ phận. Lực lượng lao động có chuyên môn và trình độ quản lý còn thiếu nhiều. Lao động qua đào tạo có chuyên môn kỹ thuật còn quá thấp, lao động nông nghiệp chiêm tỷ lệ cao

          Trong đó:

+ Trên ĐH, ĐH, CĐ:                54 người;

+ Trung cấp,sơ cấp                   55 người;

              +  Học nghề                               102 người;

     Hệ số sử dụng thời gian lao động đạt khoảng  70-75%, năng suất lao động chưa cao. Tỷ lệ lao động có việc làm đạt 98%

   

 Bản đồ xã Tén Tằn:


tentan.png